Ngày Tết tản mạn về thú chơi hoa thủy tiên – Trịnh Anh Đạt (đang ở Mĩ)

Họa sĩ L.B. Hạnh – Nhà thơ T.A Đạt – Dịch giả N. Châu

Một thú chơi tao nhã, hết sức nhân văn, nhưng tại sao lại có chuyện cấm kỵ vậy? Thì ra, từ thuở xa xưa, đây là thú chơi của các bậc Vương giả, vua, chúa, sa hoa, truỵ lạc của tầng lớp “Ăn trên, ngồi trốc”…

 

 

Một thú chơi tao nhã, hết sức nhân văn, nhưng tại sao lại có chuyện cấm kỵ vậy? Thì ra, từ thuở xa xưa, đây là thú chơi của các bậc Vương giả, vua, chúa, sa hoa, truỵ lạc của tầng lớp “Ăn trên, ngồi trốc”…

Hoa đào, hoa mai, là hai loài hoa đặc trưng làm nên cái tết cổ truyền của người Việt, bởi vậy, từ thành thị, đến thôn quê, từ nam chí bắc, mỗi độ tết đến xuân về, nhà giầu hay nghèo đều cố sở hữu, một trong hai loại hoa đó. Nhưng có một loài hoa lặng lẽ xâm nhập, chiếm lĩnh vị trí trang trọng nhất, linh thiêng nhất hàng ngàn năm qua ở chốn cung vua, phủ chúa, các bậc quyền quý, thương gia giầu có, miếu mạo, đền, chùa…Đấy là hoa thuỷ tiên. Nhưng không phải ai cũng biết. Thú chơi hoa thuỷ tiên của người Việt, được du nhập từ phương bắc, vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng với đầu óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo, của các nghệ nhân người Việt, đã thả hồn vào thứ củ vô tri, vô giác, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sống động, mà tao nhân hay tục tử đều thưởng thức được..

.”Thuỷ tiên tạo hình (hay còn gọi là bonsai) bắt nguồn từ tự nhiên, nhưng lại cao hơn tự nhiên, bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng cao hơn cuộc sống. Là sản phẩm kỳ diệu kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với tạo hình, làm nên “Bài thơ không âm thanh” “Bức tranh lập thể” “Điêu khắc nghệ thuật có sinh mệnh”…(Sách Trung Hoa) Vùng Đông Nam châu Á, du nhập thú chơi hoa thuỷ tiên từ đất nước Trung Hoa, và đất nước mặt trời mọc. Nhưng ít ai biết rằng: Hoa thuỷ tiên lại được chọn làm QUỐC HOA, của một đất nước nhỏ bé tận Bắc Âu. Đó là xứ Wales (Một trong bốn quốc gia, cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) Hoa thuỷ tiên có nhiều loài và có nhiều màu khác nhau, cảnh trắng nhuỵ vàng (Mâm bạc, chén vàng) cánh trắng nhuỵ hồng, cánh vàng thư nhuỵ cam…Và hoa thuỷ tiên cũng chiếm lĩnh tâm hồn các thi nhân kim cổ, từ Âu sang Á, như hương thơm nhẹ nhàng đầy quyến rũ và quý phái của “Nàng Tiên nước”! Trong bài thơ “The Daffodils” của William Wordsworth, sáng tác năm 1804. Rất nổi tiếng của nền văn học lãng mạn Anh.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Siêu (Đỗ đồng khoa với Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, tiến sỹ Doãn Khuê, sống cùng với Chu thần Cao Bá Quát) người có công tu sửa đền Ngọc Sơn, bắc cẩu Thê Húc, Tháp bút, đài Nghiên tại Hồ Gươm, vào năm 1865, đã vịnh hoa thuỷ tiên: “Chất bạch thần thanh uẩn lý hoàng (Chất thì trắng, thần thì trong, giữa ngậm vàng) Cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến lại ca ngợi cốt cách thiên nhiên, vẻ đẹp ngọc ngà của hoa thuỷ tiên: “Bất tri thử tử tòng hà lai Băng ngọc thiên nhiên nãi nhĩ tài (Biết rằng gốc tích từ đâu ra? Cốt cách thiên nhiên vẻ ngọc ngà) Hoa thuỷ tiên không chỉ kén người chơi, mà còn kén cả người viết văn, làm thơ, lẫn hội hoạ. Theo các tài liệu nghiên cứu: Do chiến tranh, loạn lạc, mà thú chơi hoa thuỷ tiên của người Việt đã bị thất truyền trên 30 năm qua.

Mấy năm trở lại đây, những nghệ nhân tâm huyết với thú chơi hoa thuỷ tiên khắp trong cả nước, đã tự nguyện đứng ra tổ chức các CLB, gắn kết các thế hệ yêu thích và chơi hoa thuỷ tiên, nhằm quảng bá, truyền nghề. như: Hội Tinh Hoa Thuỷ Tiên Việt. CLB yêu và chơi hoa thuỷ tiên cổ truyền (Hà Nội) Hội Hoa Thuỷ Tiên Hải Phòng, Thanh Hoá. Hoa Thuỷ Tiên Thái Nguyên…và “Tức cảnh sinh tình” nguồn cảm hứng thi ca từ loài hoa quý phái, lại được dịp tái hiện trong các thi phẩm của các thi nhân trong cả nước. Xin được chép ra đây bài thơ hay và đẹp như một truyền thuyết về loài hoa khoe sắc, toả hương trên mảnh đất vạn hoa Đà Lạt, của nhà thơ xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường: HOA THUỶ TIÊN Có một loài hoa không biết tên Vàng tươi như là nỗi buồn riêng Tôi e những hạt linh hồn ấy Rớt xuống thành hoa giữa tự nhiên Nghe nói người Tiên vẫn hiện hình Bước ra từ những cõi u linh Em như cô Tấm trong hoa thị Về đứng nhìn tôi trên nước xanh Yên tĩnh rừng thông rộng bốn bề Mặt hồ mờ mịt khói giăng che Có con chim nhỏ trong lau sậy Thoảng giọng người tình chợt lắng nghe Chim nhạn bay về thu vắng không Mình tôi trở lại với đồi thông Sao trên làn nước xanh trong ấy Vẫn hiện xôn xao một bóng hồng Hoa dại người đời chẳng biết tên Sinh ra như loài cỏ ưu phiền Nhớ em ngà ngọc bên hồ nước Tôi gọi em là HOA THUỶ TIÊN.

Ngót 50 năm về trước (Mùa hè 1970) biết tôi là người yêu thơ và yêu cái đẹp anh bạn đồng ngũ, mời tôi về thăm ông bác là nghệ nhân của làng hoa Quảng Bá. Ông cụ râu tóc bạc phơ, búi tó củ hành, vóc dáng tinh nhanh, quắc thước. Cụ sống phong lưu, nhàn hạ, chính là nhờ vào tài nghệ gọt củ hoa thuỷ tiên hẹn giờ hoa nở, cho văn phòng Phủ Chủ tịch. Thấy tôi ngơ ngác, bán tin, bán nghi, như đứa trẻ lạc vào câu chuyện cổ tích thần tiên. Cụ vào rương, lục ra bộ quần áo lụa màu mỡ gà, kiêu hãnh giới thiệu:”Đây là món quà của Bác Hồ, biếu lão, mấy năm về trước, vì có công gọt hoa thuỷ tiên cho Bác” như minh chứng những câu chuyện cụ kể cho hai thằng tôi nghe là có thật. Cụ hồ hởi:”Những năm tháng ấy, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk, sống lưu vong ở Trung Quốc, năm nào Quốc Vương cũng về Việt Nam ăn tết, theo lời mời của Bác. Đúng thời khắc giao thừa, pháo nổ vang trời, tiếng chuông nhà thờ lớn điểm bình bính boong…Hai nguyên thủ quốc gia vào phòng khách thưởng trà, xem hoa thuỷ tiên bung cảnh, toả hương thơm ngào ngạt. Quốc trưởng hết sức ngạc nhiên, thích thú và thán phục tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam…

Lần theo lời kể, tôi đã lục tung những tờ báo phát hành trước đó cả 5, 10 năm. Nhưng tuyệt nhiên không thấy bất cứ số báo nào đưa tin về việc này. Còn bản thân tôi thì đã bị “say nắng” các nàng tiên nước từ độ ấy. Một thú chơi tao nhã, hết sức nhân văn, nhưng tại sao lại có chuyện cấm kỵ vậy? Thì ra, từ thuở xa xưa, đây là thú chơi của các bậc Vương giả, vua, chúa, sa hoa, truỵ lạc của tầng lớp “Ăn trên, ngồi trốc”…Các nhà buôn lớn sẵn sàng bỏ ra bạc nén, để sở hữu một giò hoa thuỷ tiên nở đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ, năm mới, để cả năm buôn may, bán mắn, vận hạn hanh thông… Có cầu, ắt sẽ có cung. Một củ hoa thuỷ tiên Chương Châu, lớn gần bằng củ hành tây, được cắt bỏ đi 1/3 hoặc nhiều ít hơn, tuỳ thuộc vào số noãn hoa có trong các bẹ lá và đề tài, nghệ nhân sẽ định đoạt, gọt ít hay nhiều, nông hay sâu, rồi xén lá, cạo cuống, thuỷ dưỡng.

Tính từ khi “khai đao” đến khi đoá hoa “hàm tiếu” ( chúm chím nở) đầu tiên xuất hiện, tuỳ theo thời tiết, vào khoảng từ 25 đến 30 ngày. Bởi vậy, cách tết chừng một tháng, các “đao thủ” đã hết sức bận rộn với việc cắt, gọt, tỉa, xén, dũi, cạo…Họ chăm hoa như chăm con mọn, nhưng đầy hào hứng, đam mê…

Sẽ là thiếu sót, nếu như tác giả bài viết này bỏ qua bài thơ “The Daffodils” của William Wordsworth, một nhà thơ cung đình, một nhà thơ lãng mạn vĩ đại của nền thơ ca Anh quốc:

Cô đơn như vạt mây trôi
Tôi đi qua núi qua đồi lửng lơ
Bỗng nhiên như một tình cờ
Tôi may mắn gặp bất ngờ thuỷ tiên
Bên hồ nương gió chao nghiêng
Tán cây che thắm thêm duyên hoa vàng
Tựa như sao sáng xếp hàng
Rạng ngời lấp lánh thênh thang Ngân hà
Dọc dài vô tận ngàn hoa
Ngất ngây vũ khúc hoan ca rộn ràng…
Dõi theo tôi khắp sơn hà
Long lanh đôi mắt lời hoa nồng nàn
Cô đơn tôi với hoa vàng
Hoá thân hạnh phúc muộn màng sánh đôi.

T.A.Đ

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder